Có bầu ăn thịt cóc được không

Thịt cóc chứa 53% protein và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Giá trị dinh dưỡng của thịt cóc không hề thua kém thịt bò, dê, thỏ, vịt… Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn thịt cóc nhưng cần ăn vừa đủ và ăn đúng cách.
14/04/2018 10:49

Giá trị dinh dưỡng từ thịt cóc

Thịt cóc là thực phẩm tương đối phổ biến tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á. Thịt cóc chủ yếu được lấy từ loài cóc nhà tên khoa học là Bufo melanosti ccus Schneide. Ngày nay, với giá trị kinh tế khá cao, cóc được nuôi đại trà ở nhiều nơi.

Từ lâu, thịt cóc được xem là một vị thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, thịt cóc có tên là thiềm thừ, phơi hay sấy khô gọi là can thiềm, nhựa cóc được gọi là thiềm tô.

Theo đông y và dân gian, nhựa cóc, gan cóc được sử dụng như một vị thuốc giúp chống sưng, tiêu viêm dưới dạng cao. Bên cạnh đó còn được dùng để chữa tổn thương bên ngoài da nhằm điều trị mụn nhọt, đầu đinh, sưng tấy…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thịt cóc có chứa đến 53% protein, trong đó có nhiều axit amin có giá trị như: histidin, tyrosin, methionin, leucin, phenyllamin, sắt, phốt pho, canxi và các vi lượng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng từ thịt cóc được so sánh ngang bằng giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt…

Co bau an thit coc duoc khong (2)

Có bầu ăn thịt cóc được không? Thịt cóc bổ nhưng lại rất độc

Đặc biệt, trong nhựa cóc chứa một số thành phần hóa học như holesterol, axit ascorlic, và một số chất độc như byfotoxin, bryotalin, bufotenin, cynobufagin…

Thông thường, người dân Việt Nam sử dụng thịt cóc làm ruốc hoặc chế biến tươi thành món ăn bổ dưỡng cho người già; người vừa ốm dậy; trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương; người hay bị lở ngứa….

Theo dân gian, thịt cóc được xem là vị thuốc rất tốt. Các thầy thuốc dân gian sử dụng thịt cóc để chữa hen, chữa viêm khí quản mãn tính; chữa viêm đường ruột; chữa xơ gan, chữa cam tích; chữa cam tẩu mã…

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM: Trong cơ thể cóc chứa nhiều độc tốt, chính xác là ở gan, trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (hai sống lưng). Ở vị trí này chứa nhiềubufalotoxin - là một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất nhanh.

Đặc biệt, ngay cả khi loại bỏ các thành phần độc tố này, nọc độc vẫn có thể vô ý tiếp xúc từ da vào thịt cóc hoặc bị sót trứng khi chế biến. Chất độc này lại rất bền với nhiệt nên không thể được phân hủy khi nấu. Từ đó gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Khi bị nhiễm độc từ cóc, trong vòng 30 phút cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc như chóng mặt, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân, nôn mửa, rối loạn nhịp tim, co thắt tim… Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người dân nên ăn cóc một cách thật cẩn trọng.

Có bầu ăn thịt cóc được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, với hàm lượng dưỡng chất cao thịt cóc được xem là thực phẩm cần thiết cho bà bầu. Tuy nhiên, thịt cóc cũng có thể là thực phẩm gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và thai nhi bởi trong cơ thể cóc chứa nhiều chất độc nguy hiểm.

Da và ngũ tạng cóc rất độc, có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi nếu ăn phải. Nhựa cóc dính vào tay nhiều lần sẽ dẫn đến rộp da, lở loét da gây sưng đau và tổn thương.

Mặt khác, cóc còn là môi trường trung gian thuận lợi cho các loài sán khuẩn cư trú. Khi ấu trùng trong cóc di chuyển vào cơ thể bà bầu có thể làm cho mắt sưng, xuất huyết dẫn đến mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi có thể gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tụy cấp.

Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến nghị bà bầu có thể ăn thịt có nhưng nên ăn một cách thật cẩn trọng. Đối với những bà bầu có cơ địa yếu, dễ bị nhiễm khuẩn thì tốt nhất không nên ăn thịt cóc.

Empty

Để không bị dính độc cóc bà bầu nên mổ cóc dưới vòi nước chảy mạnh

Theo các bác sĩ, bà bầu không nên sử dụng thịt cóc như một loại thực phẩm để bồi bổ cơ thể. Trong trường hợp có nhiều lựa chọn thì nên sử dụng các loại thực phẩm thay thế như thịt gà, thịt bò…

Nếu bà bầu có nhu cầu tự chế biến cóc để ăn thì nên làm theo cách sau:

- Chọn cóc to, có màu xám hoặc vàng. Tuyệt đối không được chọn loại cóc có mắt màu đỏ.

- Trước khô mổ cần rửa sạch cóc, để ráo nước. Sau đó dùng dao sắc chặt bỏ đầu ((phía dưới 2 tuyến độc ở mang tai), chặt bỏ cả 4 bàn chân, khía dọc sống lưng.

- Lột da cóc nên lột trong chậu nước hoặc dưới vòi nước để tránh chất độc dính vào thịt hoặc văng vào mắt.

- Tiếp đó cần khoét bỏ sạch hậu môn, loại bỏ hết nội tạng của cóc. Rửa sạch lại dưới vòi nước.

- Thịt cóc dùng được gồm thịt và xương. Cho cả hai phần đó vào rửa lại nhiều lần. Trong quá trình làm thịt, phải sử dụng găng tay không thấm nước.

- Các bà bầu tác phần thịt cóc ra khỏi xương sau đó chế biến thành các món chiên xào tùy ý.

comment Bình luận

largeer