Có kinh nguyệt ăn hến được không?
Giá trị dinh dưỡng của hến
Con hến có tên khoa học là Cyrena sumatrensis thuộc loại nhuyễn thể có vỏ hai mảnh, sống ở vùng nước lợ gần cửa sông. Không chỉ là nguyên liệu cho các bữa ăn ngon mà hến còn được dùng như vị thuốc cường dương và bổ tim mạch.

Có kinh nguyệt ăn hến được không? Hến được dùng nhiều cho các bữa ăn ngon giúp cường cương, bổ tim
Trong Đông y, thịt hến có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Còn vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc giúp cố tinh, làm long đờm, chống nôn, tiêu đờm, tan hạch.
Thịt hến chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B12, sắt, lysine, tryptophane, histidine, cystein, taurine, lecithin, sterol và các khoáng chất.
Có kinh nguyệt ăn hến được không?
Theo các chuyên gia cho biết, hến giàu protein cùng các chất béo có lợi tốt cho những người trẻ tuổi, phụ nữ ở thời kỳ mang thai. Chị em trong chu kỳ kinh nguyệt không đều và thường có máu đông cục có thể dùng hến hết hợp với hành, gừng luộc ăn để máu được lưu thông tốt hơn.

Có kinh nguyệt ăn hến được không? Ăn hến luộc với hành và gừng giúp máu lưu thông tốt hơn
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng hến là loại thực phẩm có tính hàn nếu ăn nhiều trong ngày đèn đỏ có thể dẫn đến việc giảm tốc độ tuần hoàn máu. Vì vậy, có kinh nguyệt ăn hến có thể làm ảnh hưởng đến co bóp tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, gây cơn đau bụng kinh dữ dội.

Có kinh nguyệt ăn hến được không? Có ý kiến cho rằng hến có tính lạnh dễ gây đau bụng kinh
Máu kinh bình thường không có mùi, khi có mùi khó ngửi báo hiệu tình trạng sức khoẻ vùng kín có vấn đề. Nhiều chị em cho rằng việc máu kinh có mùi là do ăn hải sản, đồ ăn tanh, trong đó có hến. Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào khẳng định đồ ăn tanh làm kinh nguyệt có mùi tanh, khó ngửi... Nếu có mùi là do vệ sinh kém, sức khoẻ vùng kín có dấu hiệu bị viêm hoặc nhiễm trùng.
Những người không nên ăn hến
Thực tế, hến không tự tiết ra độc tố nhưng do sống trong môi trường bùn lầy khiến nguy cơ bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thuỷ ngân, chì... cao hơn. Nếu ăn phải có thể bị nhiễm độc, hậu quả khó lường trước. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người dưới đây không nên ăn hến:
Phụ nữ đang mang thai
Trong thức ăn của trai hến có một số loại tảo có chứa chất độc. Những chất độc này tồn tại trong cơ thể của trai hến và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao. Phụ nữ mang thai nếu ăn phải thức ăn này sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Có kinh nguyệt ăn hến được không? Phụ nữ mang thai không nên ăn hến
Người bị dị ứng
Hến là một loại thủy sản có nguy cơ gây bệnh dị ứng đối với những người có cơ địa mẫn cảm với prrotein trong thủy sản. Những triệu chứng có thể xảy ra khi dị ứng với hến là viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa...
Người bị sỏi thận
Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Khi bị sỏi thận, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa nhiều purin, trong đó có hến.
Người bị bệnh gan
Người mắc bệnh về gan thường bị thiếu men oxy hóa đồng huyết thanh nên các cơ quan nội tạng không thể hoàn thành nhiệm vụ thải lượng đồng dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu ăn thực phẩm giàu đồng như hến, ngao, trai, ốc… có thể gây tổn thương cho gan, thận, não, nói không rõ ràng, chân tay run rẩy, vàng da, chướng bụng.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Hến có tính hàn nên dễ bị lạnh bụng. Người bị rối loạn tiêu hóa cần khắc phục bằng cách cho thêm vài lát gừng tươi vào món ăn với hến để cân bằng là có thể tránh được những tác dụng phụ.

Có kinh nguyệt ăn hến được không? Người bị rối loạn tiêu hoá không nên ăn hến
Những người bị gout
Là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao nên hến là loại có thành phần purin cao. Vì vậy những người mắc bệnh gout hoặc có tiền sử bệnh gout không nên ăn nhiều.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm