15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh
15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh
-
Tỏi có thể gây mùi cho sữa mẹ
Tỏi là một trong những loại gia vị dễ trồng, phát triển nhanh, đem đến giá trị kinh tế khá cao. Tại Việt Nam, tỏi Lý Sơn được xem là một trong những mặt hàng đặc sản rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước.
Trên thế giới, tỏi được sử dụng ở hầu hết các quốc gia. Ngoài ra, y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam còn sử dụng tỏi để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra, trong tỏi có chứa chất kháng sinh giúp làm tăng khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, phòng chống mỡ máu, xơ vữa động mạch, chống cao huyết áp và một số bệnh lý giao mùa khác.
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng, tác dụng y học tốt nhưng sau sinh ăn tỏi được không vẫn là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, không có khuyến cáo rõ ràng về tỏi đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo người Ý, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sau sinh không nên ăn tỏi trong 6 tháng đầu khi cho con bú. Nhưng người Ấn Độ lại tìn rằng, sau sinh có thể ăn tỏi thỏi mái. Việc ăn như vậy giúp trẻ sơ sinh làm quen với hương vị thực phẩm dần dần.
Song trên thực tế, các bác sĩ khuyên sau sinh không nên ăn tỏi. Bởi mùi của tỏi có thể xâm nhập vào tuyến sữa mẹ gây mùi rất khó chịu. Thậm chí trẻ sơ sinh có thể không dám bú sữa mẹ khi mẹ ăn quá nhiều tỏi.
Ngoài ra, những sản phụ sau sinh có mắc những bệnh liên quan đến thị lực như hoa mắt, đau đầu, giảm thịt lực…; viêm gan; tiêu chảy; bệnh thận thì cũng không được ăn tỏi. Bởi một số vi chất trong tỏi có thể khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, tỏi là thực loại gia vị cay, hắc có thể làm biến đổi hương vị thơm ngon của sữa khiến trẻ sơ sinh cảm thấy sợ và bỏ ti. Vậy nên, trong 6 tháng đầu sau sinh các mẹ nên hạn chế ăn tỏi để giúp trẻ có nguồn sữa thơm ngon nhất. Trong số 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh các mẹ cân đặc biệt lưu ý đến loại thực phẩm này nhé.
-
Lạc có thể khiến trẻ nổi mẩn đỏ
Lạc (đậu phộng) được người Trung Quốc gọi lạ Lạc Hoa Sinh hay Quả Trường Sinh. Lạc được gọi như vậy vì không chỉ củ lạc mà các bộ phận khác như cây, lá, vỏ, dầu lạc đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.
Về mặt dinh dưỡng, người ta tìm thấy trong lạc nhiều chất đạm, chất véo, chất bột. Trong lạc còn có chứa các glycerid của acid béo no và không no với tỷ lệ thay đổi nhiều tùy theo loại. Acid oleic chiếm 51 – 79%, acid linoleic chiếm 7,4 – 26%, acid hexaxonic chiếm 0,1 – 0,4% và 2 acid chỉ thấy trong dầu lạc là acid arachidic và acid lignoceric.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn lạc có tác dụng kiểm soát cân nặng, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, hạ cholesterol ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm căng thẳng mệt mỏi và phòng chống ung thư. Lạc còn được xem là thực phẩm tốt giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, sau sinh ăn lạc được không? Lạc bị xếp vào nhóm thực phẩm cần phải kiêng sau khi sinh con. Bởi trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng với các thành phần có trong lạc.
Nếu các bà mẹ thường xuyên ăn lạc hoặc ăn thực phẩm từ lạc thì các vi chất sẽ theo tuyến sữa đi vào sữa mẹ. Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như: dị ứng, nổi mẩn đỏ, phát ban, chàm hoặc thờ khò khè.
Song số ý kiến lại cho rằng, sau sinh mẹ có thể ăn lạc thoải mái. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu nên chuyển sang ăn những thực phẩm có lợi khác thay vì ăn lạc để phòng tránh các bất chắc có thể xảy ra.
Tóm lại, phụ nữ sau sinh không nên ăn lạc để đảm bảo trẻ phát triển ổn định, không bị dị ứng, mẩn ngứa và không xuất hiện các bệnh lý về đường hô hấp. Các mẹ đừng để một trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh này ảnh hưởng đến sự phát triển tổng quan của trẻ.
-
Cà tím vào sữa mẹ có thể gây ngứa miệng
Cà tím hay cà dái dê là một trong những loại rau củ có chiều rất nhiều chất xơ và vitamin nhóm B có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra, sắc tố tím trên cà dái dê có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào trong cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo nghiên cứu, trong 100g cà tím có chứa 7200mg vitamin P có tác dụng giúp tăng cường sự dẻo dai của mạch máu, giảm bớt lượng cholesterol xấu trong máu giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, trong cà tím còn chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên, cà tím là thực phẩm có tính hàn nên không phải ai cũng có thể ăn được, nhất là những người có thể trạng yếu hoặc đang gặp các vấn đề về dạ dày. Sau sinh ăn cà tím được không?
Theo chuyên gia, phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú trong 6 tháng đầu không nên ăn cà tím. Bởi trong cà tím có chứa nhiều chất solanine. Chất có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư nhưng lại kích thích mạnh vào trung tâm hô hấp ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bà bầu và nguồn sữa cho trẻ sơ sinh.
Một số báo cáo nghiên cứu về cà tím còn chỉ ra, nếu ăn cà tím không đúng cách còn có thể gây ra hiện tượng ngứa ở da và miệng. Tuy chưa có công bố chính thức về tác hại của cà tím đến sức khỏe bà mẹ và nguồn sữa của mẹ, song các chuyên dinh dưỡng vẫn khuyến nghị sản phụ sau sinh không nên ăn cà tím.
Tóm lại, nếu có thể các mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn các món ăn được chế biến từ cà tím để có nguồn sữa trong sạch nhất. Thay vào đó nên tăng cường ăn các loại rau có nhiều chất xơ, nhiều vitamin A, C... và loại bỏ 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình.
-
Mướp đắng có thể khiến mẹ tiết sữa không đều
Mướp đắng hay khổ qua là một loại cây dây leo vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mướp đắng được trồng để lấy quả ăn. Mướp đắng vừa được sử dụng làm thực phẩm lại vừa được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng, tính hàn. Ăn mướp đắng có tác dụng giải độc, bổ mắt, mát tim, nhuận tràng, chữa rôm sảy, làm thuốc ho, chữa cảm mùa hè, chữa lở ngứa ngoài ra, chữa rối loạn kinh nguyệt…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong mướp đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó nhiều nhất là vitamin C. Một số công trình nghiên cứu chỉ ra, hàm lượng vitamin C trong mướp đắng còn cao gấp từ 5 – 20 lần so với dưa chuột.
Ăn mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng chống xơ vữa động mạch, kháng ung thư, bảo vệ tim. Ngoài ra, hàm lượng chất glycoside cao trong mướp đắng có tác dụng giảm lượng đường trong máu, phòng chống bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Với tác dụng tuyệt vời như vậy, sau sinh ăn mướp đắng được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, mướp đắng rất mát, rất tốt nhưng chỉ có tác dụng hiệu quả đối với những người trưởng thành có sức khỏe bình thường. Đối với phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú trong 6 tháng đầu thì không nên ăn mướp đắng.
Lý do thứ nhất, mướp đắng có ít dinh dưỡng, ít chất béo nên khi ăn vào cũng không bổ sung thêm dưỡng chất cho sữa mẹ. Thậm chí nếu mẹ ăn quá nhiều còn khiến lượng sữa tiết ra không đều.
Lý do thứ hai, cơ địa phụ nữ sau sinh rất yếu ớt, trong mướp đắng lại chứa chất vicine. Chất này có khả năng gây nên hội chứng cấp tính như đau thắt bụng, nhức đầu, hôn mê, hạ đường huyết… gây nguy hiểm cho sức khỏe bà mẹ sau sinh.
Lý do thứ ba, mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng kim loại nặng, rất có thể quả mướp bị nhiễm kim loại nên khi mẹ ăn vào tiết ra sữa có thể gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ sơ sinh. Nhiễm độc kim loại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển về thể chất của trẻ.
Tóm lại, trong 6 tháng sau sinh các mẹ nên loại bỏ mướp đắng ra khỏi danh sách dinh dưỡng của mình cùng 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh khác. Việc này giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ cho cả mẹ và trẻ.
-
Súp lơ khiến sữa mẹ mất đi đa dạng dinh dưỡng
Súp lơ hay bông cải là một loại thực vật thuộc loài cải bắp dại, thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Có hai loại súp lơ là: súp lơ xanh và súp lơ trắng; súp lơ xanh được sử dụng phổ biến hơn. Người Việt Nam dùng súp lơ để chế biến món luộc, xào và nấu canh.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong súp lơ có chứa nhiều dinh dưỡng gồm chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, K, sắt, kali. Đặc biệt, hàm lượng protein trong súp lơ cao hơn hầu hết các loại rau khác.
Súp lơ có chứa nhiều chất xơ được xem là loại rau tuyệt vời giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, trong súp lơ còn chứa chất phytochemical và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật và một số nhiễm trùng khác nhau.
Sau sinh ăn súp lơ được không? Các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng chỉ ra, bà mẹ sau sinh hoặc đang cho con bú trong vòng 6 tháng thì không nên ăn súp lơ (bao gồm cả súp lơ xanh và súp lơ trắng). Bởi ăn súp lơ xanh có thể dễ khiến bà mẹ sau sinh bị mất sữa,
Thêm nữa, một số chất trong súp lơ khi đi vào sữa mẹ có thể gây kích ứng cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến trẻ dễ cáu kỉnh, thậm chí là rơi vào tình trạng đầy hơi, đi ngoài liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Tóm lại, súp lơ có thể gây ngộ độc cho mẹ và trẻ nhưng nó lại khiến cho nguồn sữa mẹ mất đi sự đa dạng dinh dưỡng. Thêm nữa, ăn súp lơ nhiều có thể khiến lượng sữa bị giảm sút nhanh chóng.
-
Cà muối khiến sản phụ đau nhức, khí huyết không thông
Cà muối là món ăn được chế biến từ quả cà pháo. Theo đông y, cà pháo có vị ngọt, tính lạnh, ít độc. Khi ăn có tác dụng tiêu sưng, chống viêm. Cà pháo muối lâu năm đem đốt tồn tính, lấy than sát vào răng có tác dụng chữa sâu răng, viêm lợi.
Cà pháo muốn là một món ăn được lên men lactic tự nhiên. Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, xét về dinh dưỡng cà muối là món ăn không chứa nhiều dinh dưỡng.
Thậm chí trước khi chín, quả cà pháp còn có chứa nhiều chất độc solanin (đây là chất giống trong mầm xanh của khoai tây). Chất độc này có thể gây nguy hiểm cho người có sức khỏe yếu, người mới ốm dậy, người có bệnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở ăn cà muối nhiều cũng gây cản trở hạt động của tử cung.
Sau sinh ăn cà muối được không? Các nhà khoa học đã tìm ra trong cà muối có chứa hai chất độc là alkaloids và solanin. Hai chất độc này có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của sản phụ. Nếu ăn quá nhiều cà muối và nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Trong cà pháo tươi có chứa solanin cao gấp 5 lần so với mức cho phép. Vậy nên, nếu ăn cà pháo chưa chín có thể gây ngộ độc cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, sau sinh ăn cà muối còn dễ bị mất sữa, khí huyết không thông và gây nhức mỏi toàn thân.
Tóm lại, cà muối là món mà phụ nữ sau sinh tuyệt đối không nên ăn trong vòng 6 tháng cho con bú. Việc này giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độ cà muối ở cả mẹ và trẻ. Cà muối là một trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh nguy hiểm nhất cho cả mẹ và trẻ.
-
Lá lốt có thể khiến trẻ đang bú bị còi xương
Lá lốt là một loại cây thân thảo, sống lâu năm cùng họ với hồ tiêu và trầu không. Lá lốt không hcir được sử dụng trong ẩm thực mà còn được sử dụng trong y dược.
Theo đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính cấm. Sử dụng là lốt có tác dụng làm ấm bụng, hạ khí, trừ lạnh, giảm đau lưng, trị nôn mửa, khó tiêu. Một số thầy thuốc dân gian chỉ ra, lá lppst có tác dụng chống đau nhức khớp, đau vùng ngực, chữa đau đầu, đau răng, mụn nhọt…
Đặc biệt, lá lốt được lấy để nấu nước ngâm chân cho ngời bệnh tê thấp, người hay đổ mồ hôi chân, mồ hôi tay và một số bệnh lý khác.
Sau khi ăn lá lốt được không? Theo các ý kiến dân gian, sau sinh thường xuyên ăn lá lốt sẽ dễ gây mất sữa. Một số chất trong lá lốt có khả năng tiêu diệt nguồn sữa mẹ nhanh chóng.
Mặc dù chưa có công trình khoa học chứng minh rõ ràng tác dụng phụ này của lá lốt nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú không nên ăn lá lốt. Thậm chí, các món ăn chế biến từ lá lốt cũng khiến bà bầu không hấp thụ đủ dưỡng chất, không tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Tóm lại, 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh các mẹ cần chú ý trong đó có lá lốt. Nếu mẹ bầu cố tình ăn các thực phẩm từ lá lốt sẽ khiến nguồn sữa bị cạn kiệt nhanh chóng. Từ đó khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, hệ miễn dịch kẽm.
-
Măng có thể khiến mẹ cho con bú bị đau tuyến vú
Măng là một loại thực phẩm được lấy từ cây tre, nứa, trúc, mai, vầu… Từ măng tươi có thể chế biến ra thành nhiều món ăn hấp dẫn như măng xào, ninh xương, nấu canh vịt…
Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, măng cũng có đầy đủ các chất như protid, glucid, muối khoáng, vitamin… Tuy nhiên, măng không phải là loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng.
Sau sinh ăn măng được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong măng có chứa độc tố không tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh, nhất là những người có thể trạng yếu. Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn măng vì trong măng có chứa hàm lượng cyanide cao.
Chất cyanide trong măng khi đi vào cơ thể sản phụ, dưới tác động của enzym tiêu hóa sẽ biến thành acid cyanhydric (HCN). Đây là chất có thể gây ngộ độc cho cơ thể bà mẹ và tạo ra chất độc trong sữa mẹ gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Thêm nữa, phụ nữ sau sinh cũng không được ăn măng vì một số chất trong măng có thể gây nên cảm giác đau nhức vú, làm buến đổi mùi vị sữa mẹ khiến trẻ bỏ bú.
Tóm lại, măng không chỉ gây ngộ độc mà còn làm suy giảm chất lượng sữa của của mẹ. Vì vậy, nếu không muốn con bị suy dinh dưỡng, các mẹ hãy ngừng ăn măng và 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh bên trên nhé.
-
Thịt ếch tiềm ẩn ký sinh trùng gây hại
Ếch là một loài động vật thủy tinh có giá trị dinh dưỡng khá cao. Từ lâu người dân Việt Nam đã sử dụng ếch như một món ăn thông dụng để bồi bổ sức khỏe. Nhiều thầy thuốc đông y còn sử dụng thịt ếch như một nguyên liệu để chữa bệnh. Lẩu thịt ếch là món ăn phổ biến nhất hiện nay.
Theo y học cổ truyền, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn. Ăn thịt ếch có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp tăng cường sức khỏe, an thai. Bên cạnh đó, thịt ếch còn có tác dụng chữa rôm sảy, suy dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Sau sinh ăn thịt ếch có được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ếch là sống ở môi trường đồng ruộng, đầm lầy – nơi hội tụ nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe nên nó không được xem là thực phẩm an toàn cho phụ nữ sau sinh. Dù giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng vẫn được khuyến cáo không nên ăn.
Theo nghiên cứu, trong thịt ếch đồng có thể chiếm tỷ lệ ấu trùng sán cao đến 75%. Vì ấu trùng sống trong cơ thể ếch có màu trắng tương tự như màu thịt ếch nên rất khó phát hiện.
Nếu phụ nữ sau sinh thường xuyên ăn thịt ếch thì khả năng các ấu trùng sán này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể di chuyển đến các bộ phận khu trú, hình thành nang bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Mặt khác, ấu trùng này có xâm nhập vào sữa mẹ, khi trẻ sơ sinh bú có thể dẫn truyền ấu trùng sang cơ thể trẻ. Từ đó gây bệnh nguy hiểm ở trẻ.
Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoạt tử đến đó. Nguy hiểm nhất là ấu trùng di chuyển lên cư trú ở mắt, từ đó gây đỏ mắt, sưng mắt, xuất huyết mắt, dẫn đến mù lòa. Nếu chúng cư trú ở gan, phổi… có thể gây viêm gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tụy cấp…
Tóm lại, vi khuẩn trong thịt ếch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vọng. Vậy nên, các mẹ đừng liều mình ăn thịt ếch trong thời gian cho con bú nhé. Trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh thịt ếch là món ăn cần chú ý nhất.
-
Cua đồng có thể khiến trẻ đang bú bị ngộ độc
Cua đồng là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cua đồng thường được sử dụng để nấu canh cua – một trong những món ăn giải nhiệt mùa hè rất được ưa chuộng.
Theo nghiên cứu, trong 100g cua đồng đã bỏ mai và yếm có chứa: 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Đặc biệt, trong cua đồng có chứa nguồn chất đạm quan trong giúp bồ bổ sức khỏe rất tốt.
Theo đông y, thịt cua đồng có vị mặn, tanh, tính hàn. Khi ăn có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, tốt xương khớp… Ngoài ra, cua đồng còn được sử dụng để chữa động máu khi bị chấn thương bầm dập.
Vậy sau sinh ăn cua đồng được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh thể tạng của sản phụ còn rất yếu nên việc ăn uống cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến mẹ và nguồn sữa cho trẻ. Sản phụ sau sinh không nên ăn cua đồng. Vì cua đồng có vị mặn, hơi độc không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, cua đồng còn sống trong môi trường đồng ruộng, bùn lầy và là vật chủ trung gian ký sinh của nhiều loại sán nguy hiểm. Nếu ăn phải cua đồng có chứa vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh ăn phải cua chết cũng rất nguy hiểm. Cua chết tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc. Nếu ăn với lượng lớn thì khả năng ngộ độc lại càng tăng cao.
Tóm lại, trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh thì cua đồng bổ dưỡng là thực phẩm khá bổ dưỡng nhưng cũng chứa nhiều ký sinh trùng gây hại nên các mẹ hạn chế ăn. Đặc biệt là không nên ăn cua đồng với cà muối vì có thể gây ngộ độc và làm cho chất lượng sữa bị giảm sút.
-
Sầu riêng vào sữa mẹ khiến trẻ có thể nổi mụn vì nóng
Sầu riêng được xếp vào nhóm hoa quả có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Trong 100g sầu riêng cung cấp 129 – 181 calo. Tính trung bình, 1 – 1,5kg sầu riêng có chứa khoảng 1000calo. Ngoài ra, trong 100g sầu riêng có chứa 21% nhu cầu canohydrte mà cơ thể cần. Nhờ đó, ăn sầu riêng giúp cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.
Tại Việt Nam, sầu riêng cơm vàng hạt lép là loại được ưa chuộng nhất. Giống này có vỏ mỏng, cùi màu vàng, ngọt, béo ngậy, mùi thơm. Nó được coi là thực phẩm tuyệt vời đối với người già, người ốm yếu, người suy nhược cơ thể.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ăn sầu riêng với mức độ vừa đủ giúp cung cấp năng lượng; chống trầm cảm; trì hoãn sự lão hóa; giúp răng miệng chắc khỏe; tốt cho hệ tiêu hóa; ổn định huyết áp.
Tuy nhiên, sau sinh ăn sầu riêng có được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh không nên ăn sầu riêng. Vì sầu riêng rất nóng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn.
Mặt khác, trong sầu riêng có chứa nhiều đường, nếu mẹ bầu ăn nhiều sầu riêng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với trẻ sơ sinh, khi mẹ ăn quá nhiều sầu riêng lượng đường này sẽ đi vào sữa khiến cho trẻ hấp thụ quá nhiều đường có thể làm tăng tiết đường trong máu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tóm lại, trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh thì sầu riêng là thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị không nên ăn. Sầu riêng nóng, nhiều đường nếu truyền từ sữa mẹ sang trẻ có tiểm tiền ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
-
Tiết canh rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Tiết canh là một món ăn được chế biến từ máu của gia súc hoặc gia cầm như lợn, dê, ngan. Tuy nhiên, tiết canh lợn là món ăn phổ biến được sử dụng nhiều tại Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Trước đây, có quan niệm cho rằng ăn tiết canh bổ máu nhất là tiết canh lợn. Bởi tiết canh lợn có chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường thể trạng, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của khoa học, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Tiết canh, trong đó tiết canh lợn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Tại Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bị nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng nặng, suy hô hấp, hôn mê và bị hoại tử tứ chi vì ăn tiết canh.
Thêm nữa, việc chế biến tiết canh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tiết canh được chế biến từ máu lợn chứa dịch bệnh cũng chính là nguyên nhân lây nhiễm nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Sau sinh ăn tiết canh được không? Có thể khẳng định, phụ nữ sau sinh tuyệt đối không được ăn tiết canh, nhất là tiết canh lợn. Bởi thời điểm này mới sinh song sức khỏe sản phụ còn rất yếu, tiết canh lại là món ăn sống nên có thể tiền ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Phụ nữ sau sinh ăn tiết canh không có tác dụng bổ máu, cũng không có tác dụng giải nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu chỉ ra, tiết canh là món ăn có tính hàn, những sản phụ có hệ tiêu hóa nhạy cảm khi ăn và sẽ dễ bị đau bụng, trường bụng, khó chịu. Thậm chí là nhiễm sán, vi sinh khuẩn ảnh hưởng không tốt cho tới cơ thể.
Tóm lại, bất kỳ một loại tiết canh nào các mẹ sau sinh cũng không được ăn. Thay vào đó, chỉ nên ăn tiết đã được nấu chín kỹ. Trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh, tiết canh gây biến chứng nguy hiểm nhất.
-
Mắm tôm dễ gây ngộ độc thực phẩm cho sản phụ sau sinh
Mắm tôm là loại mắm được làm từ tôm hoặc mòi và muối ăn. Măm tôm được lên men tạo mùi và có màu sắc đặc trưng. Tại Việt Nam, mắm tôm được sản xuất theo 3 dạng là: mắm đặc, mắm sệt và mắm lỏng.
Mắm tôm được sử dụng như một loại nước chấm quen thuộc ở nhiều vùng quê Việt Nam. Mắm tôm được dùng để chấm bún đậu, cà pháo, nộm rau muống. Mắm tôm còn được xem là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn từ thịt chó.
Theo nghiên cứu cụ thể, trong 100g mắm tôm người ta tìm thấy: 73 kcal, Đạm 14.8 g, Nước 83.7 g, Chất béo 1.5 g. Mắm tôm không gây ra nguy hiểm gì đối với những người có sức khỏe bình thường. Thậm chí nếu quy trình lên men mắm tôm được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì còn tạo ra một số giá trị dinh dưỡng tốt.
Song sau sinh ăn mắm tôm được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sản phụ trong 3 tháng đầu sau sinh, cơ thể cả mẹ và bé còn yếu, chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường nên việc bổ sung dinh dưỡng như thế nào là cực kỳ cần thiết.
Một số ý kiến cho rằng, trẻ sơ sinh thường bỏ bú vì sữa mẹ có mùi lạ. Nguyên nhân là do mẹ ăn nhiều mắm tôm trong thời gian cho con bú.
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu rõ ràng nhưng chuyên gia dinh duonxg vẫn khuyến nghị phụ nữ sau sinh không nên ăn mắm tôm, bởi:
- Mắm tôm có chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho mẹ và bé.
- Mắm tôm không được chế biến bằng nguyên liệu tươi dễ sản sinh chất độc.
- Những sản phụ mổ đẻ ăn mắm tôm không tốt cho vết mổ.
Tóm lại, nếu các bà mẹ muốn ăn mắm tôm chỉ nên ăn sau khi con đã được 3 tháng và ăn với hàm lượng vừa phải. Mắm tôm là một trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh có thể gây ngộ độc ngay sau khi ăn khoảng vài phút.
-
Mận vào sữa mẹ có thể khiến trẻ đầy bụng khó tiêu
Mận là một loại trái cây mùa hè rất được chị em phụ nữ ưa chuộng. Theo nghiên cứu, mận chứa nhiều kali, vitamin A, B12, C, K và chất sắt, magie. Với những người trưởng thành khỏe mạnh, ăn mậm không gây ra tác dụng nguy hiểm gì. Thậm chí ở góc độ y học mận còn mang đến một số lợi ích tốt với sức khỏe.
Được biết, trong mận có chứa nhiều chất xơ, isatin, sorbitol giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm chứng táo bón hiệu quả. Ăn mận còn có tác dụng giúp mắt sáng vì chứa nhiều vitamin A; tốt cho hệ xương khớp, khỏe tóc, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Theo đông y , mận có vị chua chát, tính bình. Khi ăn vào có tác dụng thanh nhiệt, giải khát hiệu quả. Mỗi quả mận có thể cung cấp đến 10% nhu cầu vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Sau sinh ăn mận được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh không nên ăn mận. Bởi mận có thể tạo ra khí, gây đầy hơi cho bụng của trẻ sơ sinh. Mận cũng là một loại trái cây nóng nên có thể dễ khiến cơ thể sản phụ bị nóng trong, phát ban.
Ở những tháng đầu sau sinh, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất non nớt nếu các thành phần trong mận hấp thụ vào sữa mẹ đi vào đường tiêu hóa của trẻ có thể gây kích ứng dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Tóm lại, để chất lượng sữa được đảm bảo các mẹ nên ăn các loại hoa quả như cam, táo... thay vì ăn mận. Mận và sầu riêng là hai trong 15 loại thực phẩm không được ăn sau sinh.
-
Khoai tây chiên gây kích ứng dạ dày, đầy bụng
Khoai tây chiên là món ăn được làm từ khoai tây. Đây là loại củ có vị ngọt, tính bình. Khi ăn có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, chống táo bón, chữa đau đầu, quai bị.
Một số nghiên cứu của y học phương Tây chỉ ra, khoai tây có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tim mạch và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Người ăn nhiều khoai tây có khả năng mắc bệnh tim mạch là 29%; người ăn ít khoai tây có khả năng mắc bệnh tim mạch là 42%.
Tuy nhiên, khoai tây chiên không phải món ăn tốt cho sức khỏe con người. Một nghiên cứu chỉ ra, thường xuyên ăn khoai tây chiên có nguy cơ tử vong cao gấp đôi. Bởi khoai tây chiên là món ăn chứa nhiều calo, muối và chất béo trans nhưng lại có giá trị dinh dưỡng tối thiểu.
Sau sinh ăn khoai tây chiên được không? Theo chuyên gia dinh dưỡng phụ nữ sau sinh không nên ăn khoai tây chiên. Bởi đây không phải thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ và trẻ sơ sinh. Món ăn nhiều dầu mỡ này có thể đi vào sữa mẹ gây kích ứng dạ dày trẻ em có thể dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy rất nguy hiểm.
Tóm lại, thay vì ăn các loại thực phẩm không tốt trên, phụ nữ sau sinh có thể chuyển sang ăn các loại thực phẩm có lợi như: cá chép, thịt đỏ, ngô, su hào… Ngoài ra, với phụ nữ trong 6 tháng đầu sau sinh nên tìm kiếm thực đơn gian dưỡng an toàn, bổ dưỡng từ phía chuyên gia dinh dưỡng.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm