Có kinh nguyệt ăn su hào được không?
Giá trị dinh dưỡng của su hào
Su hào có chứa các anbumin, đường, chất xơ, canxi, photpho, sắt, vitamin C, axit nicotic.
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng giúp giải khát, giải độc, lợi thuỷ, tiêu viêm, tốt cho dạ dày. Hơn nữa, sử dụng su hào thường xuyên chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hoả vượng, trúng phong bất tỉnh.

Có kinh nguyệt ăn su hào được không? Su hào chứa các anbumin, đường, chất xơ, canxi, photpho, sắt...
Được biết, su hào có nguồn gốc tự nhiên có thể ăn sống, muối sổi, luộc hoặc xào nấu. Su hào là một trong những loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ con người.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn thường xuyên su hào để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi một số dịch bệnh theo mùa. Cơ thể rất dễ bị cảm cúm, viêm họng... khi trời chuyển lạnh. Việc ăn su hào có tác dụng làm giảm đờm, giải khát, thông bụng, giải độc tiêu viêm tốt. Hơn nữa, ăn su hào còn giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nước đục.
Ngoài ra, su hào có chứa ít chất béo hoà tan và cholesterol tốt cho hệ tuần hoàn và hệ tim mạch của con người. Chất béo hoà tan là dưỡng chất tốt cho sức khoẻ con người. Hơn nữa, ăn su hào giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu hây bệnh đau tim, đột quỵ, để máu được lưu thông tốt hơn.

Su hào chứa ít chất béo hoà tan và cholesterol tốt cho hệ tuần hoàn và hệ tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng su hào giàu chất chống oxy hoá ngăn ngừa các gốc tự do gây bệnh ung thư.
Được biết, một bát su hào sống có hàm lượng vitamin nhiều hơn 1,4 lần so với nhu cầu con người cần mỗi ngày. Bổ sung lượng vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại các loại bệnh tật nguy hiểm.
Ăn su hào trong ngày đèn đỏ
Chị em trong những ngày đèn đỏ thường cảm thấy cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, việc ăn su hào giúp bổ sung hàm lượng vitamin C cao tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khoẻ mạnh có thể tránh được các bệnh như tim mạch và ung thư. Vitamin C có trong su hào còn cải thiện sự hấp thụ và phục hồi nguồn vitamin E cho cơ thể.

Có kinh nguyệt ăn su hào được không? Ăn su hào trong ngày đèn đỏ bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Su hào giàu kali, mangan và sắt rất tốt cho sức khoẻ của cơ thể. Hỗ trợ đầy đủ năng lượng chất sắt dạng không heme bổ máu.
Các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định của su hào được cơ thể hấp thụ, ăn thường xuyên phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Một số tác dụng khác của su hào
Tốt cho hệ tiêu hoá
Su hào có hàm lượng chất xơ cao để hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Chất xơ còn duy trì sức khoẻ của ruột và ruột kết, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng.
Hỗ trợ giảm cân
Trong su hào có chứa 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Đây là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc người muốn giảm cân. Vì hàm lượng chất béo hòa tan ít, không có cholesterol nên tốt cho phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, những người này nên ăn su hào được chế biến bằng cách luộc, nộm, không nên ăn su hào xào.

Có kinh nguyệt ăn su hào được không? Ăn su hào tốt cho người béo phì và đang giảm cân
Phòng chống ung thư
Su hào là một trong những loại rau có nồng độ phytochemical cao. Hơn nữa, glucosinolates có trong su hào còn được coi là một trong những hợp chất chống oxy hoá quan trọng nhất để ngăn chặn bệnh ung thư.
Thanh lọc máu, tốt cho thận
Su hào giàu vitamin C, potassium, vitamin B6 giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều su hào có thể gây hao tổn khí huyết.
Tốt cho bà bầu
Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê... có thể giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai của người phụ nữ tốt hơn, đồng thời tăng cường hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

Có kinh nguyệt ăn su hào được không? Các vitamin và khoáng chất trong su hào tốt cho sức khoẻ bà bầu
Tốt cho cơ
Su hào có tác dụng hỗ trợ tích lũy carbohydrate - thành phần được sử dụng tốt cho cơ bắp. Cơ thể khi nhận đầy đủ lượng kali giúp xử lý thông tin nhanh và không bị kích động.
Tuy nhiên, nếu ăn su hào sống sẽ khiến hàm lượng các chất sẽ cao hơn gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa. Với những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am -
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm