Có nên ăn mận khi đói không?

Mận là trái cây có chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị khi đói không nên ăn mận. Bởi mận có chứa nhiều axit dễ làm tổn thương dạ dày.
24/05/2018 15:52

1. Có nên ăn mận khi đói không?

Mận (hay mận bắc - Prunus salicina) là loại cây rụng lá nhỏ, thuộc chi mận mơ. Mận được trồng nhiều tại miền Bắc – Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc…

Cây mận trưởng thành có độ cao khoảng 10 mét, được trồng để lấy quả. Quả mận là loại quả hạch, có đường kính khoảng 4 – 7cm. Thịt có màu hồng vàng. Mùa mận bắt đầu từ tháng 5 – 7 hàng năm. Ngoài làm trái cây tráng miệng, mận còn được sử dụng để làm ô mai, ngâm lấy nước uống… Người Trung Quốc có món rượu mận.

Mận có vị vừa ngọt vừa chua, nhiều nước. Quả mận có nhiều chất xơ, không có chất béo và cholesterol xấu. Trong mỗi quả mận có chứa khoảng 30 calo, 6,5 g đường, 0,5 g protein và 1 g chất xơ.

Các nghiên cứu chỉ ra, ăn mận có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như: tốt cho xương khớp, cải thiện trí nhớ, kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư, cải thiện thị lực.

Empty

Có nên ăn mận khi đói không? Tuyệt đối không nên ăn mận khi đói

Mận là loại trái cây được nhiều người ưa thích trong mùa hè. Song nhiều người vẫn lo lắng không biết: có nên ăn mận khi đói không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mận là trái cây hữu ích song nếu ăn quá nhiều mận trong thời gian dài có thể gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.

Đồng nghĩa với việc đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người dân không lên ăn mận lúc đói vì:

- Mận chứa hàm lượng axit cao nếu ăn lúc đói sẽ làm tăng tiết lượng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Với những người đang bị đau dạ dày, ăn mận làm tăng viêm loét ở thành dạ dày từ đs dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: barret thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản.

- Thói quen ăn mận khi đói sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Theo nghiên cứu, trong mận có chứa chất oxalate, chất này làm cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng kết tủa canxi trong thận, ảnh hưởng tới thận và bàng quang.

- Ngoài ra, mận có tính nóng nên khi ăn vào dễ nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, phát ban…

Do đó, dù trong hoàn cảnh thèm ăn mận do nghén hoặc một lý do nào đó thì bạn hãy ăn lót dạ cái gì đó rồi hãy ăn mận. Nếu cứ cố tình ăn mận lúc đói sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

2. Những ai không được ăn mận?

Mặc dù mận chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe song mận không thực sự là loại trái cây tốt cho tất cả mọi người. Theo đó, những đối tượng sau không nên ăn mận

  • Người đang sử dụng thuốc, mới phẫu thuật xong

Nếu bạn ăn mận quá nhiều trong khi uống thuốc còn làm giảm tác dụng của thuốc. Do tác dụng giảm đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên ăn mận. Những người bệnh sau phẫu thuật 2 tuần thì mới nên ăn mận.

Empty

Có nên ăn mận khi đói không? Một số chất trong mận làm giảm tác dụng của thuốc

  • Phụ nữ có thai không nên ăn mận

Trong mận có chứa hàm lượng cao vitamin A giúp chống suy giảm thị lực ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, mận còn chứa hàm lượng carotein hữu ích cho mẹ bầu, Ngoài ra, sắt, kali, chất béo,… trong trái mận còn giúp giải độc cơ thể hiệu quả.

Mặc dù vậy, mận vẫn là trái cây được khuyến nghị không nên cho mẹ bầu ăn. Bởi mận có tính nóng, nếu bà bầu ăn nhiều dễ sinh phát ban, nóng trong, không tốt cho thai nhi.

  • Người có men răng kém và người bị đau dạ dày

Như đã chia sẻ, trong quả mận có chứa hàm lượng axit rất cao. Hàm lượng axit này không hề tốt cho men răng con người, nhất là những người có men răng kém, trẻ nhỏ.

Ngoài ra, hàm lượng axit trong mận còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh dạ dày. Axit từ mận làm các ổng viêm loét phát triển mạnh gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.

  • Người bị bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn mận. Bởi các nghiên cứu gần đây chỉ ra, lượng đường trong mận chín có thể ảnh hưởng xuất đến sức khỏe người bệnh. Những người bệnh ở giai đoạn đầu ăn mận có nguy cơ diễn biến bệnh nhanh hơn, nguy hiểm hơn.

Empty

Có nên ăn mận khi đói không? Người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn mận

  • Người mắc bệnh thận

Đây là đối tượng tuyệt đối không được ăn mận. Bởi trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Chất này có thể gây cản trở hấp thụ aclci trong cơt hể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh thận thì không nên ăn loại quả này.

  • Những người nóng trong

Người nào có cơ địa nóng trong thì không nên ăn mận. Bởi ăn mận có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng, mụn nhọt… Người có cơ địa dạng nhiệt chỉ nên ăn các loại quả có tính hàn.

Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến nghị, dù bạn có yêu thích loại trái cây này đến mức như thế nào đi chăng nữa thì cũng chỉ nên ăn tối đa 10 quả mỗi lần. Việc hạn chế ăn mận giúp đảm bảo không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Mặt khác, trước khi ăn mận cần ngâm chúng trong nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn.

comment Bình luận

largeer